Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình hiện nay
Như chúng ta đã biết, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì việc sẽ tốt”; “; “Muốn chi bộ phát triển tốt, thì cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng chi bộ”. Chi bộ cơ sở là hạt nhân chính trị của Đảng, là nơi trực tiếp lãnh đạo cơ sở thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác của chi bộ và của cấp ủy cấp trên. Thông qua sinh hoạt chi bộ hàng tháng đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chi bộ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Việc đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Nếu Chi bộ không sinh hoạt thường kỳ xem như ngừng hoạt động; chất lượng sinh hoạt chi bộ thấp thì chi bộ không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Nhận thức sâu sắc tổ chức cơ sở Đảng là tế bào nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, trong những năm qua, Chi ủy chi bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh luôn coi trọng việc xây dựng và củng cố chi bộ, trong đó tập trung vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đồng thời, xem đây là khâu đột phá trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc, chấp hành chế độ và chất lượng sinh hoạt đảng trong cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, Chi ủy chi bộ thường xuyên chú trọng công tác triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh về chi bộ và sinh hoạt chi bộ, nhất là triển khai thực hiện Kết luận số 18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” trong tình hình mới, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương “một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn của Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII của Đảng; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tuy nhiên, việc tổ chức sinh hoạt chi bộ thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ; nội dung sinh hoạt chưa được chuẩn bị kỹ và đầy đủ; chưa quan tâm gợi ý các nội dung trọng tâm cần thảo luận; sinh hoạt chi bộ chủ yếu tập trung kiểm điểm công tác chuyên môn, chưa coi trọng đánh giá, kiểm điểm công tác xây dựng Đảng; việc sinh hoạt chuyên đề còn lúng túng trong việc chọn nội dung và cách thức tổ chức, nội dung còn đơn điệu, chưa sát thực tế, thiếu hấp dẫn... Việc phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cấp trên tại buổi họp chi bộ đôi lúc thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời…
Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: Do các thành viên Chi ủy kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác Đảng; chưa dành thời gian đầu tư suy nghĩ, tìm các biện pháp để đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, từ đó ít nhiều cũng hạn chế đến việc nâng cao hiệu quả sinh hoạt chi bộ trong thời gian qua.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp sau đây:
Một là, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” trong tình hình mới, Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW, ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương “một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn của Ban Thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”.
Hai là, nâng cao nhận thức, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Đảng đối với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa chi ủy với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tạo cơ chế phối hợp và những điều kiện đảm bảo hoạt động của chi bộ và xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; xác định rõ mối quan hệ giữa cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đảm bảo nguyên tắc Đảng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ba là, nâng cao ý thức đảng viên trong việc tham gia sinh hoạt chi bộ, đảng viên dự họp phải tham gia ý kiến đóng góp, thể hiện rõ chính kiến của mình, tham gia biểu quyết, xây dựng Nghị quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của chi bộ.
Bốn là, tiếp tục đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt chi bộ hàng tháng gắn với khắc phục các yếu kém, khuyết điểm trong tháng trước để định hướng nhiệm vụ công tác tháng tới.
Năm là, mỗi đảng viên phải tự giác, tự rèn luyện, tích cực tham gia, thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn đảng viên để góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nơi mình đang công tác, cư trú.
Thứ sáu, Ban Thường vụ Đảng ủy khối cần quan tâm hơn việc phân công cấp ủy viên phụ trách chi bộ, thường xuyên tham dự sinh hoạt Chi bộ để hướng dẫn, giúp đỡ; hoặc có kế hoạch kiểm tra chấp hành chế độ sinh hoạt Chi bộ, tình hình thực hiện nhiệm vụ, thực hiện các nguyên tắc sinh hoạt Đảng..., để kịp thời chấn chỉnh; đồng thời biểu dương, khen thưởng các chi bộ sinh hoạt tốt. Nhằm có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những chi bộ chưa thực hiện tốt quy định về chế độ sinh hoạt chi bộ.
Để làm được điều này thì chi ủy, đứng đầu là bí thư chi bộ vừa phải nắm vững nguyên tắt vừa phải linh hoạt sáng tạo trong điều hành, tổ chức sinh hoạt; mỗi đảng viên cần thể hiện sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của mình để cuộc sinh hoạt chi bộ diễn ra sôi nổi, có chất lượng, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của chi bộ, cơ quan, đơn vị.
Văn phòng Ủy ban MTTQ tỉnh